Công ty chúng tôi phân phối máy thở Cpap,Autocpap, Bipap hai chiều Lumis 150 VPAP ST, Resmed, Australia
logo banner 2

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: Mr Quý
0936353268
KD1_ Ms Hòa
0904578628
KD2_ Mr Hà
0971637894
KD3_Ms Khanh
0362714333
KD4_Mr Đồng
0966 050 650
KD5_Mr Quyết
0966398144
Kế Toán _ Mrs Phương
0775624690
Kỹ thuật _ Mr Đức
0913029230

Thống kê

Khách online: 1
Hôm nay: 257
Tuần này: 1632
Tháng này: 5612
Tổng truy cập: 5766

Dấu hiệu ngưng thở khi ngủ

 
 Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều. Đây là tình trạng nội khoa thường gặp nhưng không được nhận biết. 

Ước tính 26% người trưởng thành có nguy cơ cao bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bình thường đường hô hấp trên được nâng đỡ bởi các cấu trúc xương nhỏ, sụn bao quanh mũi và vùng hầu họng. Đặc điểm này giúp cho đường thở vẫn mở ra, không bị xẹp trong lúc ngủ, không khí vẫn lưu thông từ mũi và miệng vào trong phổi một cách dễ dàng. 

Đối với người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, những thành phần mô mềm như lưỡi và sụn của vùng hầu họng bị tụt vào trong đường thở, kèm theo kích thước của đường hô hấp trên bị giảm do sự phì đại quá mức của mô mềm bao xung quanh. Đường hô hấp trên bị xẹp một phần hoặc hoàn toàn gây tắc nghẽn lưu lượng khí, kết hợp với giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ hô hấp trong lúc ngủ và do đó gây ra ngưng thở.

Hiện tượng này gây giảm oxy và tăng khí CO2 trong máu. Nó sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não. Nguy cơ tử vong, tăng huyết áp gia tăng khi tổng số đợt ngưng thở khi ngủ trong một giờ càng gia tăng. Số lần ngưng thở khi ngủ càng cao thì tỷ lệ bệnh tim mạch càng cao.

Ảnh: finallyasleepco

Triệu chứng thường gặp của hội chứng ngưng thở khi ngủ là ngủ ngáy, buồn ngủ vào ban ngày... Ảnh: finallyasleepco.

Một số biểu hiện thường gặp

Ngáy và buồn ngủ vào ban ngày là những than phiền thường gặp nhất. Ngoài ra những triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, thiếu tập trung vào ban ngày, đau thắt ngực, hay giật mình thức giấc về đêm kèm theo thở gấp, ngạt thở.  

Ngáy là âm thanh được tạo ra bởi sự rung động của mô mềm đường hô hấp trên trong lúc ngủ. Khoảng 44% nam và 28% ở nữ ở độ tuổi 30-60 có ngủ ngáy. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ và có thể liên quan với tình trạng hẹp đường hô hấp trên, bao gồm béo phì, sung huyết ở mũi, bất thường của sọ mặt, phì đại amidan và suy giáp.

Ngáy là triệu chứng điển hình nhưng chưa đủ để chẩn đoán, phải kèm với ngưng thở, tiếng khịt mũi, thở gấp, nghẹt thở và buồn ngủ nhiều vào ban ngày như ngủ gật khi lái xe, lúc xem tivi, sách báo.

Những yếu tố nguy cơ của hội chứng ngưng thở khi ngủ

- Béo phì: Chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm đường hô hấp trên như vị trí, kích thước bất thường xương hàm trên, hàm dưới; phì đại amidan, mô lympho, VA; khoang mũi hẹp. Nghiên cứu cho thấy khi những yếu tố này càng tăng thì bệnh nhân càng dễ phát triển hội chứng ngưng thở khi ngủ.

- Những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn bao gồm di truyền; hút thuốc lá; tình trạng sung huyết mũi, đái tháo đường, uống rượu, thuốc an thần, mãn kinh, nam giới tăng cao hơn nữ.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ khám lâm sàng phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ như béo phì hoặc bất thường về cấu trúc sọ mặt và mô mềm của đường hô hấp trên, bệnh nhân sẽ được chỉ định đo đa ký giấc ngủ. Nếu ghi nhận có tổng số đợt ngưng thở lớn hơn 5 lần trong mỗi giờ và mỗi đợt ngưng thở kéo dài ít nhất là 10 giây, thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nhẹ, trung bình hay nặng:

- Ở mức độ nhẹ: Chủ yếu thay đổi lối sống, giảm cân, dùng gối tránh ngáy, ngủ tư thế nghiêng, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần. Có thể dùng dụng cụ nâng hàm gắn ở miệng có tác dụng đưa hàm dưới ra trước, tăng khoảng trống của vùng hầu và vùng sau đáy lưỡi, giảm tính xẹp của vùng hầu.

- Mức độ trung bình: Một số bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà nếu nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng. Khi đó bệnh nhân sẽ được cắt amidan, lưỡi gà và vòm khẩu cái sau.

- Mức độ nặng: Thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở (CPAP), gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng, được chỉ định đối với các trường hợp hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình và nặng. Máy thở có tác dụng giúp mở và ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trên, giảm buồn ngủ vào ban ngày ở hầu hết tấc cả các bệnh nhân, cải thiện tăng huyết áp, tiểu đêm.

Bác sĩ Hoàng Chân Phương
Bệnh viện Quốc tế Thành Đô






Công ty  TNHH Công nghệ và thương mại SBG Việt
Địa chỉ:Số 6 Ngõ 108 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội.
VPGD: Số 46 Phố Bạch Thái Bưởi, P.Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 02435510490/02466849783 - fax: 02435510490 - hotline: 0936353268 - 0904 578 628
Skype: thietbiyte.sbg   - Zalo: 0936353268

Email: thietbiyte.sbg@gmail.com - Website: 
http://thietbiytesbg.com.vn/

Công ty chúng tôi phân phối máy thở  Cpap,Autocpap, Bipap hai chiều Lumis 150 VPAP ST, Resmed, Australia 


=========================================================
THIẾT BỊ Y TẾ SBG / THIETBIYTESBG / CHUYÊN KHOA HÔ HẤP / MÁY THỞ CPAP / THIẾT BỊ VỆ SINH THIẾT BỊ PHÒNG MỔ / THIẾT BỊ CHUẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH / MÁY ĐIỀU TRỊ CPAP / HÓA CHẤT