Công ty chúng tôi phân phối máy thở Cpap,Autocpap, Bipap hai chiều Lumis 150 VPAP ST, Resmed, Australia
logo banner 2

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: Mr Quý
0936353268
KD1_ Ms Hòa
0904578628
KD2_ Mr Hà
0971637894
KD3_Ms Khanh
0362714333
KD4_Mr Đồng
0966 050 650
KD5_Mr Quyết
0966398144
Kế Toán _ Mrs Phương
0775624690
Kỹ thuật _ Mr Đức
0913029230

Thống kê

Khách online: 1
Hôm nay: 257
Tuần này: 1632
Tháng này: 5612
Tổng truy cập: 5766

HÚT DẪN LƯU KHOANG MÀNG PHỔI BẰNG MÁY HÚT ÁP LỰC ÂM LIÊN TỤC

 
 II. CHỈ ĐỊNH

Những trường hợp được đặt dẫn lưu màng phổi:

- Tràn khí màng phổi.

- Tràn máu màng phổi.

- Tràn mủ màng phổi.

- Tràn khí tràn dịch màng phổi.

- Tràn dịch màng phổi tái phát nhanh có chỉ định gây dính màng phổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định.

- Thận trọng với trường hợp xẹp phổi kéo dài, khi hút áp lực âm mạnh có thể gây phù phổi cấp.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Bác sỹ, Điều dưỡng

2. Người bệnh: Người bệnh và gia đình được bác sỹ giải thích về mục đích của thủ thuật, cách chăm sóc người bệnh khi có dẫn lưu màng phổi.

3. Phương tiện: do điều dưỡng chuẩn bị, gồm có:

- Dụng cụ đã tiệt khuẩn

- Bình hút áp lực âm: 1 cái

- Bình đựng dịch dẫn lưu: 1 cái

- Ống dẫn lưu: 2 cái

- Đầu nối dẫn lưu: 1 cái

- Nước cất.

 

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Chuẩn bị bình dẫn lưu: Tạo van một chiều trong bình đựng dịch, đổ 300ml nước cất vào bình đựng dịch, đầu ống cách mực nước 2cm.

- Chuẩn bị bình hút áp lực âm: đổ nước vào bình hút, chiều cao cột nước sẽ tương ứng với áp lực hút.

- Lắp ống dẫn lưu nối từ bình đựng dịch với bình hút áp lực âm.

- Lắp một ống dẫn lưu khác nối từ bình đựng dịch với sonde dẫn lưu màng phổi (ngay sau khi người bệnh được đặt dẫn lưu).

- Lắp bình hút vào hệ thống hút trên tường.

- Điều chỉnh áp lực hút tăng dần tùy theo mức độ đau của người bệnh. Khi tình trạng người bệnh ổn để áp lực hút âm 20cmH2O

VI. THEO DÕI

1. Tình trạng toàn thân người bệnh

- Theo dõi toàn trạng, đo mạch, huyết áp, tần số thở, theo dõi vẻ mặt và xem người bệnh có dễ thở không, có đau ngực không.

- Các triệu chứng lâm sàng: mệt, vã mồ hôi, đau ngực, khó thở… do áp lực hút mạnh.

2. Theo dõi ống dẫn lưu

- Sau khi ống dẫn lưu nối với hệ thống hút với áp lực phù hợp, hút hết lượng dịch và tính lượng dịch ra theo giờ.

- Nếu dẫn lưu không có dịch ra, kiểm tra dẫn lưu có thông không. Nếu cột dịch trong ống dẫn lưu dao động theo nhịp thở người bệnh chứng tỏ ống dẫn lưu vẫn thông và dịch đã hết.

- Hút dẫn lưu có hiệu quả không?

- Có dò khí, dịch tại các đầu nối dẫn lưu không?

- Kiểm tra phổi có nở ra không sau khi dẫn lưu bằng cách: Khám lâm sàng, chụp phổi kiểm tra.

3. Rút dẫn lưu

- Đối với dẫn lưu dịch màng phổi: Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và hình ảnh Xquang phổi của người bệnh, chỉ định rút ống dẫn lưu khi lượng dịch dẫn lưu <50 ml/24h và màu sắc dịch dẫn lưu trong.

- Đối với dẫn lưu khí màng phổi: Cần kẹp và rút dẫn lưu theo đúng quy trình như sau:

+ Sau khi mở màng phổi và nối ống dẫn lưu với hệ thống bình hút, cần theo dõi thời điểm chính xác không còn sủi bọt khí trong bình dẫn lưu.

+ Sau 24 giờ tính từ thời điểm không còn sủi bọt khí trong bình: Khám lâm sàng và chụp Xquang phổi xét kẹp ống dẫn lưu. Sẽ có các tình huống sau:

·Còn tràn khí màng phổi: kiểm tra lại hệ thống dẫn lưu có bị tắc không; đầu sonde dẫn lưu có đúng vị trí không; Sonde dẫn lưu quá sâu hoặc bị gấp khúc gây cản trở dẫn lưu khí.

·Hết tràn khí màng phổi: tiến hành kẹp dẫn lưu khí và ghi bảng theo dõi trong vòng 24 giờ.

+ Sau 24 giờ tính từ thời điểm kẹp ống dẫn lưu: Khám lâm sàng và chụp lại Xquang phổi kiểm tra. Sẽ có các tình huống sau:

·Nếu không tái phát tràn khí: tiến hành rút ống dẫn lưu màng phổi.

·Nếu tái phát tràn khí màng phổi: mở kẹp và tiếp tục hút dẫn lưu.

Đồng thời phải kiểm tra xem hệ thống dẫn lưu có bị hở không? Xem xét áp dụng phương pháp điều trị khác (gây dính, nội soi lồng ngực…) nếu phương pháp hút dẫn lưu đơn thuần không có kết quả.

 

Kỹ thuật rút ống

- Khi rút, dẫn lưu phải được hút liên tục cho đến khi rút hoàn toàn ống ra khỏi khoang màng phổi để loại bỏ nốt phần khí và dịch còn sót lại trong ống cũng như trong khoang màng phổi.

- Thắt chỉ chờ ngay sau khi ống được rút, sát khuẩn bằng betadin, băng lại cẩn thận. Hẹn người bệnh sau 1 tuần đến cơ sở y tế gần nhất để cắt chỉ chờ.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Đau ngực:giảm áp lực hút đến mức người bệnh không đau, sau đó tăng dần tùy theo mức độ đau của người bệnh.

2. Khó thở:do hút áp lực mạnh và đột ngột. Xử trí: tạm ngừng hút hoặc giảm áp lực hút.

3. Nhiễm trùng khoang màng phổi:kiểm tra lỗ hở của hệ thống dẫn lưu.
nguồn: http://benhviendktinhquangninh.vn






Công ty  TNHH Công nghệ và thương mại SBG Việt
Địa chỉ:Số 6 Ngõ 108 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội.
VPGD: Số 46 Phố Bạch Thái Bưởi, P.Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 02435510490/02466849783 - fax: 02435510490 - hotline: 0936353268 - 0904 578 628
Skype: thietbiyte.sbg   - Zalo: 0936353268

Email: thietbiyte.sbg@gmail.com - Website: 
http://thietbiytesbg.com.vn/

Công ty chúng tôi phân phối máy thở  Cpap,Autocpap, Bipap hai chiều Lumis 150 VPAP ST, Resmed, Australia 


=========================================================
THIẾT BỊ Y TẾ SBG / THIETBIYTESBG / CHUYÊN KHOA HÔ HẤP / MÁY THỞ CPAP / THIẾT BỊ VỆ SINH THIẾT BỊ PHÒNG MỔ / THIẾT BỊ CHUẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH / MÁY ĐIỀU TRỊ CPAP / HÓA CHẤT