Thở áp lực dương liên tục trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh
2. Nguyên lý hoạt động Khi thở CPAP ở mức áp lực dương là 5cmH2O, hệ thống CPAP sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra. Khi đó áp lực cuối thì thở ra là dương 5cmH2O. Đường biểu diễn áp suất đường thở được nâng lên hơn so với trục hoành là 5 cmH2O. 3. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống CPAPHệ thống CPAP bao gồm một hệ thống tạo ra một dòng khí (được làm ấm và ẩm) cung cấp liên tục cho bệnh nhân trong suốt chu kỳ thở và một dụng cụ tạo PEEP được đặt ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường thở. Hệ thống trên được nối với bệnh nhân bằng nội khí quản, sonde mũi, canulla mũi hoặc mask tuỳ từng loại hình CPAP. 3.1. Nguồn cung cấp khí nén và oxy: Lý tưởng nhất là có hệ thống oxy và khí nén trung tâm có thể cung cấp oxy và khí nén với áp lực ổn định khoảng 3 – 5 kg/cm2, lưu lượng tối đa có thể đạt được là 12 lít/phút. Nếu không có hệ thống oxy trung tâm thì có thể dùng oxy bình và máy tạo khí nén nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu như trên. Cần phải có thêm túi dự trữ, bộ phận đo áp lực và một van xả an toàn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. 3.2. Bộ phận trộn khí: Bộ phận trộn khí bao gồm hai lưu lượng kế, một để đo lưu lượng oxy và một để đo lưu lượng khí nén. Lưu lượng thở vào của bệnh nhân là tổng hai lưu lượng của oxy và khí nén. Dựa vào tỷ lệ giữa hai dòng khí mà xác định được nồng độ oxy thở vào của bệnh nhân. 3.3. Bộ phận tạo PEEP: Có nhiều cách tạo PEEP khác nhau được sử dụng trên lâm sàng. Ưu điểm của hệ thống này là không cần các bộ phận phụ như túi dự trữ, van xả… làm cho hệ thống bớt cồng kềnh. Mặt khác hệ thống này không cần kín hoàn toàn khi gắn vào bệnh nhân nên có thể thở qua mũi mà không cần phải dùng các biện pháp xâm lấn như đặt nội khí quản. Do những ưu điểm như trên mà hệ thống này hiện đang được sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt nam, hệ thống CPAP với van Benveniste đã được BV nhi đồng I TP. Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng từ năm 1990 và sau đó là một số bệnh viện khác cũng đã triển khai áp dụng. 3.4. Bộ phận gắn với bệnh nhân Hệ thống thở CPAP qua mũi được cải tiến sau đó đã khắc phục được phần nào các nhược điểm trên. Với những ưu điểm như dụng cụ đơn giản, dễ thực hiện, dễ chăm sóc, miệng bệnh nhân để hở giúp điều chỉnh áp lực. Có hai cách thở CPAP qua mũi. Cách thứ nhất sử dụng một sonde mũi có chiều dài tương đương từ cánh mũi đến dái tai của bệnh nhân, luồn vào một bên mũi cho đến hầu họng. Cách thứ hai là dùng canulla hai mũi gắn vào cả hai lỗ mũi của bệnh nhân. Có nhiều cỡ canulla cho các độ tuổi khác nhau. Cách thứ hai tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn do dễ cố định, dễ chăm sóc và ít tai biến hơn. 3.7. Các bộ phận khác |
||
|
||